Có Nên Đầu Tư Đất Nền Dự Án Bằng Hợp Đồng Góp Vốn
Đầu tư đất nền dự án bằng hợp đồng góp vốn là hình thức đầu tư BĐS được chú ý trong những năm trở lại đây. Nhưng tâm lý e ngại của người đầu tư với loại hình này cũng hiện diện khá rõ khi không ít người đã gặp tình huống: trao tiền mà chưa nhận được tài sản.
Vậy đầu tư hợp đồng góp vốn mua đất nền dự án có phải là lựa chọn rủi ro hay không? Nên hay không nên đầu tư vào hình thức này?
Hãy theo dõi bài viết dưới đây để đưa ra tư vấn hợp lý cho khách có nhu cầu đầu tư đất nền dự án bằng hợp đồng góp vốn.
Thế Nào Là Hợp Đồng Góp Vốn Đầu Tư Đất Nền Dự Án?
Hợp đồng góp vốn mua đất nền dự án được hiểu:
- Được sử dụng trong trường hợp các chủ đầu tư cần huy động nguồn vốn để có thể thực hiện dự án nào đó.
- Thông qua việc kết hợp đồng vay vốn, hợp đồng hợp tác đầu tư,… chủ đầu tư sẽ nhận được một số tiền từ người mua. Điều khoản kèm theo là: người mua nhận lại đất nền trong dự án khi dự án hoàn thiện với hồ sơ pháp lý đầy đủ.
- Điều khoản trong hợp đồng được thỏa thuận giữa các bên.
Theo đó, chủ đầu tư dự án có được nguồn vốn để đẩy nhanh tiến độ dự án mà không cần phải đi vay lãi. Người mua lại mua được BĐS với giá gốc.
Xem thêm: Đất Chuyên Dùng: Những khái niệm cơ bản, phân loại đất, quy định thế chấp và bồi thường mới nhất hiện nay.
Tính Pháp Lý Của Hợp Đồng Góp Vốn
Hợp đồng góp vốn là loại hợp đồng mua bán đất dưới dạng một loại hợp đồng khác được các chủ đầu tư lách luật. Bởi bất động sản vốn không được phép bán khi mới chỉ có trên dự án.
Và thực tế chưa có một khung pháp lý cụ thể về hợp đồng góp vốn, việc đảm bảo quyền và nghĩa vụ giữa người góp vốn và chủ dự án vì vậy cũng chưa có sự chặt chẽ.
Có Nên Đầu Tư Hợp Đồng Góp Vốn Mua Đất Nền Dự Án?
Hợp đồng góp vốn dự án mang đến lợi ích cho người mua lẫn chủ dự án. Thế nhưng lợi dụng sự bất cẩn của khách hàng, nhiều chủ dự án đã có các hành vi trục lợi. Do đó người đầu tư hợp đồng góp vốn mua đất nền dự án cần cẩn trọng và có sự am hiểu kỹ càng khi quyết định đầu tư.
Những rủi ro có thể gặp phải
-
Chưa hoàn thiện tính pháp lý
Như đã nói trước đó, hình thức kinh doanh bất động sản này chưa được hoàn thiện về pháp lý, dễ có tranh chấp về quyền và nghĩa vụ của các bên do không có ràng buộc chặt chẽ. Người mua đất dễ bị chiếm dụng vốn nếu nhà đầu tư không uy tín.
Hợp đồng góp vốn mua đất nền dự án tồn tại dưới hình thức góp vốn – hợp tác đầu tư và phân chia lợi nhuận. Nếu có tranh chấp thì hướng xử lý sẽ thiên về chia lợi nhuận chứ không phải là bồi thường thiệt hại.
-
Có khả năng mất trắng
Đất nền còn trong dự án sẽ chưa được cấp sổ đỏ, người mua sẽ thanh toán cho chủ đầu tư theo từng đợt dưới hình thức góp vốn. Và sau mỗi lần thanh toán, người mua chỉ nhận được các phiếu thu chứ không phải hóa đơn của chủ dự án.
Nếu không may dính phải các dự án lừa đảo, người mua dễ mất trắng toàn bộ số tiền. Còn trường hợp chủ dự án gặp khó khăn nên không hoàn thiện được dự án, người mua sẽ không thể nhận được tài sản trong thời hạn.
-
Rủi ro khi xảy ra hợp đồng vô hiệu
Hợp đồng góp vốn mua đất nền dự án có các nội dung và mục đích không tuân thủ theo quy định của pháp luật sẽ bị kết luận là vô hiệu. Bởi việc mua bán nhà đất còn nằm trên dự án không được pháp luật cho phép.
Xem thêm: Tìm hiểu những lợi ích, hồ sơ và kinh nghiệm kiểm tra pháp lý dự án bất động sản
Lưu ý để hạn chế rủi ro
-
Hiểu rõ quy định về việc huy động vốn của chủ đầu tư
Theo Điều 39 Luật Nhà Ở và Điều 9 Nghị định 71/2010/NĐ-CP:
+ Chủ đầu tư chỉ được phép bán không quá 20% số lượng bất động sản trong dự án thông qua hợp đồng góp vốn và không qua các sàn giao dịch.
+ Khi bàn giao, không được thu trước trên 70% giá trị bất động sản (theo giá hợp đồng).
+ Chỉ được huy động vốn khi nhà đã được phê duyệt thiết kế và xây dựng phần móng.
+ Khi đã khởi công xây dựng và có thông báo tới Sở Xây Dựng ít nhất 15 ngày thì mới được ký các văn bản góp vốn.
+ Khi thực hiện ký kết hợp đồng góp vốn không theo quy định thì hợp đồng sẽ vô hiệu. Cá nhân ký hợp đầu sẽ chủ đầu tư sẽ hoàn trả lại tiền như ban đầu.
-
Tìm nhà đầu tư uy tín
+ Tìm hiểu thông tin, năng lực, các dự án đã thực hiện của nhà đầu tư.
+ Xem xét tiến độ dự án có đủ điều kiện để huy động vốn bằng hình thức hợp đồng góp vốn không?
+ Lựa chọn các nhà đầu tư có tiếng trong giới BĐS.
Trên đây là các kiến thức về hợp đồng góp vốn mua đất nền dự án mà 101home muốn gửi đến những người môi giới BĐS. Hy vọng thông tin này sẽ giúp ích cho quá trình làm nghề của bạn.
Liên Hệ Tư Vấn Phong Thủy Bất Động Sản Miễn Phí