Phong Thủy - Nhà Ở

Cách Bố Trí Giếng Trời Nhà Hợp Phong Thủy – Thu Phúc Khí

Theo kiến trúc phong thủy, giếng trời là nơi hấp thụ nguyên khí giao hòa vũ trụ và trời đất. Thế nên khi bố trí giếng trời cần hết sức lưu tâm, tránh phạm phải những điều tối kỵ làm ảnh hưởng đến sức khỏe, tài lộc, may mắn. Bài viết sau, 101home.vn hướng dẫn cách thiết kế, bài trí giếng trời hợp phong thủy, cùng khám phá nhé!


1 Tìm Hiểu Chung Về Giếng Trời

Giếng trời dùng để chỉ khoảng không gian từ vị trí mái xuống tầng trệt theo hướng thẳng đứng. Giếng trời thích hợp cho những ngôi nhà nhỏ, ít cửa sổ.

Cấu tạo giếng trời gồm

  • Đỉnh giếng làm từ phần che và hệ khung mái, ở trên cùng.
  • Thân giếng là khoảng không chạy dọc chiều dài ngôi nhà.
  • Đáy giếng chỉ phần cuối cùng của giếng – thường bài trí hòn non bộ, cây xanh, tiểu cảnh để thêm phần đẹp mắt.

Ưu điểm của giếng trời

  • Lấy sáng tốt theo chiều dọc .
  • Điều hòa không khí và thông gió cho ngôi nhà.
  • Tiết kiệm điện năng hiệu quả với ánh sáng và gió tự nhiên.
  • Tạo điểm nhấn cuốn hút – tăng điểm thẩm mỹ cho ngôi nhà.

Nhược điểm của giếng trời

  • Âm thanh truyền đi bị vang vọng.
  • Ứ đọng nước mưa với các mẫu giếng không có mái che.
  • Thừa sáng, gây chói và oi bức vào mùa hè.

Bài viết xem nhiều: Tổng Hợp 101 Loại Cây Phong Thủy Môi Giới BĐS Cần Biết

2 Bố Trí Giếng Trời Bên Ngoài Nhà

Thiết kế giếng trời bên ngoài vừa tạo không gian nghỉ ngơi, vừa giúp điều hòa sinh khí cho không gian sống. Gợi ý cách bài trí giếng trời ngoài nhà:

  • Giếng trời nằm lệch sát lối đi tạo nên khoảng sân vườn nhỏ để thư giãn.
  • Giếng trời bố trí gần cửa chính tạo cảm giác thoải mái, hòa mình giữa thiên nhiên khi bước vào nhà.
  • Đặt giếng trời sát vách và ngăn cách bằng cửa là gợi ý hay cho không gian hẹp để lưu thông khí và lấy sáng.

3 Bố Trí Giếng Trời Trong Nhà

Đặt Giếng Trời Giữa Nhà

Giếng trời trung tâm nhà tạo điểm mở lấy sáng, thông khí cho toàn bộ không gian. Hơn nữa, đây cũng là vị trí tốt (theo phong thủy) để mang nguồn năng lượng tích cực cho cả ngôi nhà

Thông thường, người ta thiết kế giếng trời giữa nhà phối khung, dùng mái che hoặc tách thành nhiều chi tiết nhỏ tạo điểm khác biệt cho ngôi nhà.

thiết kế giếng trời hợp phong thủy
Giếng trời phối khung họa tiết – phân ô nhà ống hiện đại

Xây Giếng Trời Cầu Thang

Bố trí giếng trời ở cầu thang khá thông dụng – dùng để ngăn các phòng bếp và khách hay các khu vực khác (nơi làm việc, sinh hoạt chung…). Vị trí này có tác dụng lưu thông không khí và ánh sáng.

Theo phong thủy, muốn bố trí giếng trời cầu thang tốt, cần trồng thêm nhiều cây xanh bên dưới hài hòa các yếu tố ngũ hành tương sinh.

bố trí giếng trời trong nhà
Giếng trời cầu thang mang đến không gian thoáng đãng và đẹp mắt
phong thủy giếng trời trong nhà
Giếng trời cầu thang độc lá với kính hoa văn

Giếng Trời Nhà Bếp, Phòng Ăn

Giếng trời nhà bếp hay phòng ăn thường được đặt phía cuối ngôi nhà. Giếng trời tại vị trí này tạo nên không mở, thoáng đãng và rộng rãi hơn cho ngôi nhà. (Tham khảo Cách Chọn Và Bố Trí Bàn Ăn Hợp Phong Thủy).

cách thiết kế giếng trời hợp tuổi
Giếng trời cuối nhà ăn

Ở phòng ăn, ngoài giếng trời bạn nên kết hợp thêm tiểu cảnh như suối nhân tạo, cây xanh để tạo nên hình thái cân bằng Thủy – Mộc tương sinh.

thiết kế giếng trời nhà phố
Thiết kế giếng trời hiện đại đặt cuối nhà ngay tại bếp

Giếng Trời Phòng Sinh Hoạt Riêng, Phòng ngủ

Phòng sinh hoạt riêng và phòng ngủ thường có không gian tương đối nhỏ. Thiết kế giếng trời trở thành lựa chọn tối ưu giúp căn phòng rộng rãi hơn và đưa ánh sáng tự nhiên thay thế hệ thống đèn điện vào ban ngày. (Tham khảo 101 Kiến Thức Phong Thủy Phòng Ngủ Dân Môi Giới BĐS Cần Biết).

phong thủy thiết kế giếng trời trong nhà
Không gian nhỏ với thiết kế giếng trời tạo độ mở

4 Lưu Ý Khi Bố Trí Giếng Trời

  • Tường nhà bố trí giếng trời không nên quá bằng phẳng để giảm độ vọng. Bạn có thể ốp đá tự nhiên, gạch thẻ…
  • Chú ý xây dựng hệ thống thoát nước đối với giếng trời không mái che hoặc sử dụng mái che di động cho hệ thống giếng trời.
  • Ở đỉnh giếng nên dùng kính chống UV giảm ảnh hưởng xấu của các tia sáng xuyên vào trong nhà. Đồng thời xem xét chọn thêm rèm che chắn vào mùa hè để không bị chói.
  • Nếu giếng trời đặt ở vị trí thường xuyên có người qua lại, cần tránh treo đèn hoặc vật nặng vì nếu rơi vỡ sẽ rất nguy hiểm.
  • Các vị trí tiếp giáp với giếng trời như cầu thang cần được gắn thiết bị hỗ trợ an toàn.
  • Ngoài vị trí, để có phong thủy tốt cho nhà ở bạn cần quan tâm thêm nhiều yếu tố như thiết kế, màu sắc, kích thước…

Bài viết hướng dẫn cách bố trí giếng trời trong nhà hợp phong thủy thu phúc khí. Hi vọng bạn có thể áp dụng cho không gian nhà mình thêm sinh khí!


Liên Hệ Tư Vấn Phong Thủy Bất Động Sản Miễn Phí

Dịch vụ tư vấn phong thủy bất động sản miễn phí
Rate this post

101Home.vn Chuyên Gia Tư Vấn Phong Thủy Bất Động Sản

101HOME.VN Là ngôi nhà chia sẻ tất cả các kiến thức về từ phong thủy bất động sản, phong thủy nhà ở,... đến các kiến thức về pháp luật, giấy tờ nhà đất,... Cho tất cả những môi giới bất động sản mới vào nghề hoặc những người muốn tìm hiểu về kiến thức bất động sản. Đặc biệt chúng tôi có dịch vụ tư vấn phong thủy bất động sản uy tín dành cho bạn. Nếu có nhu cầu hãy liên hệ ngay với chúng tôi để được tư vấn sớm nhất, cụ thể nhất. Xin cảm ơn!

Related Articles

Để lại một bình luận

Back to top button
Call Now Button